Hiến pháp Cộng_hòa_La_Mã

Hiến pháp La mã là tập hợp những chỉ dẫn và nguyên tắc bất thành văn chủ yếu thông qua từ các tiền lệ.[2] Hiến pháp La Mã không chính quy, đa số không thành văn và thay đổi liên tục.

Viện nguyên lão

Bài chi tiết: SPQR

Nền tảng quyền lực của viện nguyên lão xuất phát từ sự quý trọng và uy tín.[3] Sự quý trọng và uy tín này xuất phát từ thói quen và phong tục, cũng giống như năng lực và uy tín cao của các nghị sĩ. Viện nguyên lão thông qua các sắc lệnh được gọi là senatus consultum, một cách chính thức được gọi là "Lời khuyên" của viện nguyên lão đối với quan chấp chính.[4] Trong thực tế thì các quan chấp chính luôn chấp hành mệnh lệnh này. Viện nguyên lão chủ yếu tập trung vào chính sách đối ngoại mặc dầu về nguyên tắc thì viện nguyên lão không hề có vai trò quản lý những xung đột quân sự, nó cũng có vai trò quản lý công dân trong các thành phố và thị trấn.[5] Điều kiện để trở thành một nghị sĩ viện nguyên lão là phải sở hữu một vùng đất tương đương với 100.000 denarii, thuộc dòng dõi patrician (Quý tộc có dòng dõi lâu đời tại La Mã), đã từng giữ chức vụ trong chính quyền.[6] Viện nguyên lão sẽ bỏ phiếu để chấp nhận một người có đủ tiêu chuẩn trên có thành nghị sĩ hay không

Hội đồng lập pháp

Hội đồng lập pháp là đại diện toàn bộ công dân La Mã, quyết định cuối cùng đến bầu cử chấp chính quan, ban hành một đạo luật, thi hành các hình phạt, tuyên chiến và cầu hoà, giải tán hoặc lập liên minh với các quốc gia khác. Có hai loại hội đồng lập pháp. Thứ nhất là comitia là hội đồng của tất cả các công dân, thứ hai là concilia hội đồng của một nhóm công dân nhất định

Hội đồng Centuriata

Công dân La Mã được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là Centuriata và Bộ lạc. Dân chúng sẽ tập hợp theo các Centuriata và Tributa. Hội đồng Centuriata (tên gôc là Comitia Centuriata) là tập hợp đại diện của các đại biểu. Người đứng đầu hội đồng Centuriata thông thường là Quan chấp chính. Các đại biểu sẽ bỏ phiếu, mỗi đại biểu được một phiếu, quyết định sẽ theo đa số. Đại hội Centuriata sẽ bầu ra quan tòa có quyền lực tuyệt đối (gồm cả quyền của Pháp quan và Chấp chính quan). Nó cũng bầu ra những người kiểm soát. Hội đồng Centuriata cũng có thể tuyên chiến, thông qua kết quả điều tra. Và cũng là toà án tối cao.

Hội đồng Tributa

Hội đồng Tributa hay Comitia Tributa chủ trì bởi chấp chính quan, được tập hợp từ 35 Tributa. Tributa không phải là nhóm người cùng một dân tộc hoặc cùng huyết thống mà là nhóm được phân chia theo địa lý. Thứ tự bầu chọn của các Tributa được lấy ngẫu nhiên bằng cách rút thăm. Khi được số đông ủng hộ cuộc bỏ phiếu sẽ kết thúc. Hội đồng Tributa không thông qua luật nó chỉ bầu cử Quan coi quốc khố, Quan thị chính và thống lĩnh quân đội.

Hội đồng Pleb

Hội đồng Pleb là quốc hội của những người Pleb, những người bình dân (không thuộc tầng lớp quý tộc) bao gồm những người nô lệ được giải phóng, nông dân nghèo, người sống dựa vào tầng lớp quý tộc và thợ thủ công. Những người bình dân bị từ chối và bị cấm nhiều quyền lợi như những người khác trong cùng tầng lớp. Nhiều hơn thế nữa là họ thường bị đối xử bất công bởi các vị quan tòa. Họ tự tổ chức thành những Tributa riêng, tự bầu cử lấy quan hành chính, quan toà, quan bảo dân. Thông thường quan bảo dân của người Pleb chủ trì hội đồng. Hội đồng này thông qua hầu hết các luật và cũng là toà án. Từ khi được tổ chức theo các tribe, thì luật lệ và thủ tục của nó gần giống như Hội đồng Tribe.